• Tin tức Crypto
  • Tiền điện tử
  • Thuật ngữ tiền điện tử

Uniswap (UNI) là gì? Tổng quan kiến thức về cách thức hoạt động của Uniswap

02/02/2023

NFTs là gì? Những NFTs nào đắt nhất thế giới

02/02/2023

Unicef ​​nhận được 2,5 triệu đô la tiền điện tử cho Ukraine từ Quỹ từ thiện Binance

02/02/2023

Bitcoin là một hệ thống tiền tệ toàn vẹn

02/02/2023

Initial Game Offering (IGO) là gì?

02/02/2023
Facebook Twitter Instagram
RSS
CoinGood
  • Tin tức Crypto
  • Tiền điện tử
  • Thuật ngữ tiền điện tử
CoinGood
Home»Thuật ngữ tiền điện tử»Proof of Stake (PoS) là gì? Ưu và nhược điểm của PoS
Uniswap (UNI) là gì? Tổng quan kiến thức về cách thức hoạt động của Uniswap - co che dong thuan pos 87a0a279 - Tiền điện tử - bài học, bài học kinh doanh, Bitcoin, đầu tư, enthereum, tài chính, tiền điện tử, UNI, Uniswap, Uniswap UNI là gì Tổng quan kiến thức về cách thức hoạt động của Uniswap
Thuật ngữ tiền điện tử

Proof of Stake (PoS) là gì? Ưu và nhược điểm của PoS

Thục ĐoanBy Thục Đoan02/02/2023Updated:02/02/2023Không có phản hồi6 Mins Read
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
(coingood.net)

Proof of Stake (PoS) được giới thiệu vào năm 2011 tại diễn đàn Bitcointalk nhằm đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề nhức nhối của cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) của Bitcoin vào lúc đó. PoS đã được chứng minh sẽ là giải pháp tương lai cho PoW khi có khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề Bitcoin đang gặp phải, cụ thể là mức tiêu thụ điện năng quá lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Nội dung chính
  • Proof of Stake là gì?
  • Quá trình lựa chọn
  • Proof of Stake hoạt động như thế nào?
  • Tấn công mạng lưới thông qua tỉ lệ nắm giữ – 51% Attack
  • Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Stake
    • Ưu điểm:
    • Nhược điểm:
  • Kết luận
Cơ chế đồng thuận Proof of Stake
Cơ chế đồng thuận Proof of Stake đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề nhức nhối của Proof of Work (PoW) của Bitcoin

Proof of Stake là gì?

Proof of Stake là quá trình lựa chọn ngẫu nhiên các ‘Node’ (người xác thực) trong hệ thống để tham gia quá trình xác thực các giao dịch trong khối, ký xác nhận khối và đưa vào chuỗi khối (blockchain).

Các node được lựa chọn được gọi là ‘Validator’. Quá trình lựa chọn sẽ thông qua các yếu tố như: tính ngẫu nhiên, số lượng coin các Node tham gia quá trình đăng ký xác thực và độ tuổi của các Node.

Bài "Proof of Stake (PoS) là gì? Ưu và nhược điểm của PoS" được đăng bởi "coingood.net"

Quá trình lựa chọn

  • Tính ngẫu nhiên của PoS sẽ đảm bảo tính công bằng cho các node tham gia ngược lại với cơ chế đồng thuận PoW – khi các Node có lợi thế về hiệu suất (năng lượng) sẽ có cơ hội cao hơn để xác thực khối. Với PoS các Node được lựa chọn ngẫu nhiên để tham gia xác thực thường là các Node có tỉ lệ hàm băm (hashrate) thấp nhất.
  • Số lượng coin các Node nắm giữ cũng là yếu tố quyết định Node có được lựa chọn hay không. Cơ chế PoS buộc người xác thực phải ký gửi một số lượng coin nhất định để đảm bảo tính xác thực ở mức cao nhất và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng khi phần thưởng nhận về trong PoS là tất cả phí giao dịch diễn ra khối.
  • Độ tuổi coin của Node là khoảng thời gian các Node tham gia ký gửi coin được yêu cầu đến khi có cơ hội được lựa chọn. Độ tuổi được dựa trên công thức nhân số ngày các coin được giữ làm cổ phần với số lượng các coin đó.

Ba yếu tố trên sẽ là các điểm then chốt trong quá trình lựa chọn một Node trở thành Validator, đóng góp vào quá trình xác thực các giao dịch trong khối và thêm vào chuỗi khối (blockchain).

Proof of Stake hoạt động như thế nào?

Ban đầu người tham gia phải ký gửi một lượng coin vào hệ thống hay được gọi là Mining Pool, số lượng ký gửi càng nhiều sẽ gia tăng cơ hội trở thành Validator. Lúc này quá trình lựa chọn sẽ được diễn ra, dựa trên 3 yếu tố then chốt được đề cập ở trên mà các Nodes trở thành Validators.

Công việc của Validator là xác nhận các giao dịch có trong khối, ký xác nhận, thêm khối vào chuỗi khối và cuối cùng là nhận phần thưởng. Phần thưởng ở đây sẽ là các phí giao dịch trong khối đó. Trong trường hợp Validators xác nhận sai hoặc vi phạm hệ thống (hack) sẽ mất toàn bộ số coin đã ký gửi và không thể trở thành Validator trong một khoảng thời gian nhất định. Phần thưởng nhận được thường sẽ ít hơn số lượng coin Validator đó đã ký gửi nhằm đảm bảo tính an toàn cho hệ thống khi bị tấn công, phần lỗ cũng sẽ nhiều hơn lãi nếu vi phạm xác thực.

Phần thưởng sẽ được trao cho Validator sau khi từ bỏ quyền xác thực trong một khoảng thời gian nhất định để đề phòng trường hợp Validator làm giả xác thực và trốn chạy.

hi
Công việc của Validator là xác nhận các giao dịch, ký xác nhận, thêm khối vào chuỗi khối và cuối cùng là nhận phần thưởng

Tấn công mạng lưới thông qua tỉ lệ nắm giữ – 51% Attack

Tấn công 51% là một tổ chức hoặc cá nhân có lượng nắm giữ số lượng coin chiếm hơn 50% coin trong toàn hệ thống. Lúc này, tổ chức hoặc cá nhân đó có quyền ghi đè lên cơ chế đồng thuận của mạng lưới và thực hiện các hành vi độc hại như double spending hay giao dịch OTC (giao dịch ngoài luồng) số lượng lớn coin trong hệ thống.

Về cơ bản chiếm giữ 51% số lượng coin trong hệ thống rất khó vì phải trả rất lớn chi phí về năng lượng hay chi phí để sở hữu hơn 50% trên tổng khối lượng coin nếu coin đó có giá trị thị trường cao.

Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Stake

Ưu điểm:

  • Thân thiện với môi trường: PoS không đòi hỏi quá nhiều máy chủ tham gia quá trình khai thác – vốn tiêu thụ nguồn điện năng rất lớn để giải các thuật toán với mục đích đóng một khối.
  • Tính bảo mật cao: Khi các điều kiện để tấn công hệ thống là quá khó (phải nắm giữ hơn 50% tổng số lượng coin) và sẽ mất toàn bộ số lượng coin khi tấn công thất bại khiến phần thiệt hại nặng nề hơn phần thưởng đáng lẻ nhận được.
  • Phí giao dịch thấp: Do không phải trả cho các thợ đào (PoW) nên chi phí giao dịch được giảm đáng kể.
hi
PoS không tiêu thụ nguồn điện năng rất lớn để giải các thuật toán như PoW

Nhược điểm:

  • Tính phi tập trung: Do số lượng coin được ký gửi là một trong những yếu tố then chốt để lựa chọn làm Validator – người nắm giữ nhiều số lượng coin sẽ có tiếng nói có trọng lượng hơn, điều này làm mất đi tính phi tập trung của dự án khi các nhà phát triển dự án phải nghe theo ý của những người nắm giữ số lượng coin lớn.
  • Khóa coin/token: Người tham gia quá trình xác thực sẽ phải ký gửi coin của mình trong một khoảng thời gian cố định vào hệ thống và được khóa số lượng coin đó. Điều này có thể gây thiệt hại nếu giá trị của đồng coin giảm nhưng không thể cắt lỗ.

Kết luận

Cơ chế đồng thuận Proof of Stake là một bước tiến lớn trong quá trình giải quyết các vấn đề mà PoW đang gặp phải liên quan đến môi trường, phí giao dịch, và tính công bằng (các thợ đào PoW với máy đào nhanh và mạnh có lợi thế lớn hơn rất nhiều khi tham gia quá trình đào coin và nhận thưởng). Ngày càng có nhiều giải pháp hơn trong việc giải quyết các vấn đề mà các ông lớn Bitcoin hay Ethereum đang gặp phải và hướng đến một môi trường lành mạnh và tươi sáng hơn cho thị trường tiền điện tử.


Chart by TradingView

Financial Markets by TradingView

Price Today by TradingView

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Previous ArticleBộ 3 thách thức mà công nghệ Blockchain đang gặp phải
Next Article Top 10 đồng tiền điện tử nền tảng năm 2022
Avatar of Thục Đoan
Thục Đoan

    Bài liên quan

    Đầu tư vào tiền điện tử- 4 thắc mắc cần giải đáp

    01/02/20234 Mins Read

    Quy định tiền điện tử của một số nước trên thế giới

    01/02/202319 Mins Read

    Sự thống trị của BTC là gì?

    02/02/202310 Mins Read

    Tiềm năng của Metaverse Shiba Inu hơn cả những gì bạn nghĩ

    02/02/20237 Mins Read

    Những cách đầu tư vào Bitcoin mà không cần phải sở hữu Bitcoin

    02/02/20239 Mins Read

    5 lý do tại sao Bitcoin có thể là một khoản đầu tư dài hạn tốt hơn vàng

    02/02/20237 Mins Read
    Bài Mới

    Nga đặt mục tiêu thay thế dự trữ đô la Mỹ bằng tài sản kỹ thuật số trong dài hạn

    02/02/2023

    Cơ chế đồng thuận : PoW và PoS

    02/02/2023

    NFT Game : Xã hội đang bước vào một thời kì nhiễu nhương?

    02/02/2023

    AMM- Công cụ tạo lập thị trường tự động là gì?

    02/02/2023

    Litecoin (LTC) là gì? Litecoin hoạt động như thế nào?

    02/02/2023

    Bitcoin là gì? Cùng tìm hiểu về đồng tiền điện tử hàng đầu trên thị trường hiện nay

    02/02/2023

    Tấn công mạo nhận (Sybil Attack) là gì?

    02/02/2023

    Lệnh OCO (One Cancels the Other) là gì?

    02/02/2023

    Initial Game Offering (IGO) là gì?

    02/02/2023

    Lịch sử hình thành Blockchain (chuỗi khối)

    02/02/2023
    Bài Hot

    Lịch sử hình thành Blockchain (chuỗi khối)

    02/02/2023

    Những cách đầu tư vào Bitcoin mà không cần phải sở hữu Bitcoin

    02/02/2023

    Nga đặt mục tiêu thay thế dự trữ đô la Mỹ bằng tài sản kỹ thuật số trong dài hạn

    02/02/2023

    Bitcoin là năng lượng xuyên thời gian

    02/02/2023

    Initial Game Offering (IGO) là gì?

    02/02/2023

    Học giả Hồi giáo nói tiền tệ kỹ thuật số không phải là ‘tiền tệ hư cấu’

    02/02/2023

    Các thợ đào bitcoin đã chuyển 30% thiết bị của họ ra khỏi Kazakhstan

    02/02/2023

    Thảo luận về việc chấp nhận Bitcoin của Chính phủ với ứng cử viên Quốc hội Taylor Burke

    02/02/2023

    Uniswap (UNI) là gì? Tổng quan kiến thức về cách thức hoạt động của Uniswap

    02/02/2023

    Tiềm năng của Metaverse Shiba Inu hơn cả những gì bạn nghĩ

    02/02/2023
    RSS

    Nga đặt mục tiêu thay thế dự trữ đô la Mỹ bằng tài sản kỹ thuật số trong dài hạn

    02/02/2023

    Cơ chế đồng thuận : PoW và PoS

    02/02/2023

    NFT Game : Xã hội đang bước vào một thời kì nhiễu nhương?

    02/02/2023

    Tại sao Ethereum có giá trị nội tại?

    02/02/2023

    Cách bạn có thể giao dịch khối lượng tiền điện tử lớn

    02/02/2023

    BNB Auto-Burn là gì? Cơ chế đốt BNB

    02/02/2023
    RSS
    • Home
    © 2023 CoinGood

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Markets by TradingView
    wpDiscuz
     

    Loading Comments...