Thông thường, các dự án Blockchain xoay quanh ba khái niệm cốt lõi: tính phi tập trung (phân quyền), khả năng mở rộng và bảo mật. Đối với một số người trong ngành, một dự án đạt được cả ba khía cạnh là điều bất khả thi, ít nhất là trong tương lai gần. Mặc dù đã đáp ứng được tính phi tập trung và bảo mật, công nghệ Blockchain vẫn gặp trục trặc trong khả năng mở rộng.
Vậy điều gì đã cản trở ba yếu tố cốt lõi này kết hợp với nhau? Cùng làm quen với khái niệm ‘Trilemma of blockchain’, một thuật ngữ được đặt ra bởi người sáng lập Ethereum – Vitalik Buterin.
1. Khả năng mở rộng (Scalability)
Mục tiêu của khả năng mở rộng đơn giản là xử lý được lượng giao dịch lớn hơn với tốc độ nhanh hơn và chi phí thấp hơn.
- Khả năng mở rộng không được nhìn thấy ở Bitcoin (5 giao dịch mỗi giây) và Ethereum (7 giao dịch mỗi giây), được cho là ở mức thấp.
- Khả năng mở rộng là một phần không thể thiếu của công nghệ Blockchain để đáp ứng số lượng người dùng ngày càng tăng.
- Khả năng mở rộng sẽ làm tăng hiệu suất công việc và giảm bớt chi phí giao dịch.
Thách thức:
- Để đảm bảo cả tính bảo mật và khả năng mở rộng, các nhà phát triển phải chuyển từ mô hình Proof-of-work (PoW) sang mô hình Proof-of-stake (PoS), và từ bỏ tính phi tập trung.
2. Tính phi tập trung (Decentralization)
Thay vì được quản lý bởi một bên duy nhất, Blockchain phân phối quyền kiểm soát một cách bình đẳng cho tất cả những người tham gia.
- Tính phi tập trung là một yếu tố quan trọng trong Blockchain, nó cung cấp một giải pháp minh bạch, phục vụ cho việc phát hành và lưu trữ tiền mà không cần một tổ chức trung gian nào.
- Những người khai thác tiền điện tử trong công nghệ Blockchain hưởng đặc quyền như nhau, không ai có thế thay đổi cách hệ thống vận hành mà không có sự đồng ý của những người còn lại.
Thách thức:
- Đạt được khả năng mở rộng cùng với tính phi tập trung không hề dễ dàng. Khả năng mở rộng đưa các Blockchains trở thành nền tảng tập trung khi chỉ cho phép những máy chủ được chọn kiểm định.
- Cơ chế proof-of-work (PoW), chủ yếu được sử dụng trên các nền tảng phi tập trung, dẫn đến vấn đề tiêu thụ điện năng rất lớn trong quá trình khai thác, đồng thời cũng sẽ làm giảm khả năng mở rộng.
3. Bảo mật (Security)
Bảo mật quan trọng vì nó giúp mạng lưới Blockchain không bị gián đoạn bởi các cuộc tấn công từ tin tặc.
- Bảo mật là yếu tố bắt buộc phải có. Nếu không có bảo mật cao, công nghệ Blockchain sẽ không đáng tin cậy và dễ bị lây nhiễm bởi phần mềm độc hại (malware-infested).
- Mặc dù phần lớn các blockchains phi tập trung có bảo mật mạnh mẽ, nhưng đặc điểm mã nguồn mở khiến nó dễ bị tin tặc tấn công.
- Hiện tại, các khoản vay nhanh, không cần thế chấp là cách dễ nhất để dễ dàng xâm nhập vào mạng lưới.
Thách thức:
- Để đạt được bảo mật với khả năng mở rộng là nhiệm vụ thách thức nhất vì cả hai đều phản đối chức năng của nhau.
- Bảo mật hoạt động tốt với mô hình PoW và cần nhiều người khai thác. Tuy nhiên, khả năng mở rộng bị ảnh hưởng bất lợi với sự gia tăng của các thợ đào do giới hạn của mô hình PoW là tốc độ giao dịch thấp.
Lời kết
Bộ ba thách thức của Blockchain là một chủ đề gây nhức nhối đối với tất cả các nhà phát triển trong ngành. Các dự án như Bitcoin và Ethereum đã tạo ra lịch sử mới cho thế giới. Nhưng để đạt đến một cấp độ mà Blockchain có thể cách mạng hóa thế giới, không chỉ là một cộng đồng nhỏ trong thị trường tiền điện tử, thì những vấn đề nan giải trên phải được giải quyết.
Trong khi chúng ta đã có các dự án sử dụng PoS và sharding, chưa một dự án nào có cơ hội chứng minh với thế giới rằng họ có khả năng hỗ trợ một cơ sở với số lượng người dùng lớn. Ethereum là dự án lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường, nếu Vitalik Buterin có thể khắc phục được những hạn chế trên, ‘Trilemma of Blockchain’ sẽ không còn là một rào cản đáng quan ngại nữa.